DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Diễn đàn sinh viên Luật K7b CQ Đại học Luật Hà Nội
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN K7BCQ - RẤT MONG BẠN SẼ ĐÓNG GÓP NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH CHO DIỄN ĐÀN CHUNG
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Latest topics
» TÀI LIỆU LUẬT SO SÁNH
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby Hoàng Nhất Tue Mar 14, 2017 1:35 am

» DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LUẬT (NEW)
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby tdung67 Wed Jun 01, 2016 10:13 am

» Chủ diễn đàn đã tốt nghiệp xong trường Luật.
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Sat May 28, 2016 2:20 pm

» Đã kích hoạt thành viên và cài đặt chế độ tự kích hoạt
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Fri Dec 18, 2015 11:32 am

» Tổng hợp hình phạt khi có án treo
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 19, 2015 6:49 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU LUẬT MÔI TRƯỜNG
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby UyUy Wed Dec 03, 2014 3:23 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Tue Jun 03, 2014 3:16 pm

» Đề cương Luật hình sự phần tội phạm
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:38 pm

» TỔNG HỢP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG + vbpl KỲ 4
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:31 pm

» KIỂM TRA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby khanhone Mon Apr 28, 2014 5:26 pm

» Chủ diễn đàn cho tất cả các tài liệu học Luật đã từng có
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby huonglan Thu Apr 03, 2014 3:03 pm

» BÀI TẬP LUẬT SO SÁNH 2
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby Đinh Thị Kim Cúc Sat Feb 22, 2014 11:56 am

» BÀI GIẢNG LUẬT TÀI CHÍNH (Cập nhật sau các ngày học)
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby thanhvnhd Tue Sep 03, 2013 12:24 pm

» Thông tin liên hệ với chủ diễn đàn
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:44 pm

» Đề cương các môn Đại cương
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:42 pm

» Tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:29 pm

» Phân tích các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:24 pm

» Tập hợp các văn bản của luật quốc tế
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby hahahahn Sat Mar 16, 2013 11:38 am

» BÀI GIÁNG LUẬT LAO ĐỘNG
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby vuminhthu0311 Wed Nov 07, 2012 6:23 am

» [Trò chơi]Tên kiếm hiệp và vũ khí bạn sử dụng là gì ?
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby lamhuuan1977 Thu Sep 06, 2012 3:42 pm

» TÀI LIỆU VÀ ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby hoangvandai1992hd Tue Aug 14, 2012 8:53 pm

» Thêm chút đề cương, tài liệu bài giảng của Luật đất đai
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:45 am

» Đề cương và câu hỏi môn Tố tụng hình sự
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:44 am

» BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby tuankim Thu Aug 02, 2012 1:24 am

» Người tiêu dùng xôn xao về tính năng chữa bệnh của Máy cứu ngải
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Sun Jul 01, 2012 9:36 am

» Mẫu bài tập Luật hình sự
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 8:27 pm

» Tổng hợp các bài giảng
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 5:43 am

» LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PL TG
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby hugo84 Mon Jun 04, 2012 11:40 am

» CÁCH TẢI VỀ TÀI LIỆU TỪ DIỄN ĐÀN
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Tue May 01, 2012 4:54 pm

» tài liệu luật tố tụng dân sự
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Sat Apr 21, 2012 11:17 pm

» Giúp chữa bệnh với Máy cứu ngải
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby aoloptoi Mon Apr 16, 2012 2:29 pm

» Tổng hợp tài liệu thi Luật hình sự
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 5:05 pm

» Ôn tập Luật dân sự
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:41 pm

» So sánh hệ thống Tòa Án Anh và Việt Nam
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:36 pm

» Ngân hàng câu hỏi Luật hành chính
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:30 pm

Statistics
Diễn Đàn hiện có 4295 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: ehjustcow

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 650 in 174 subjects

 

 BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
dongvth
Admin
Admin
dongvth


Tổng số bài gửi : 233
Join date : 12/01/2010
Age : 38
Đến từ : Hà Nội

BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Empty
Bài gửiTiêu đề: BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ   BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeMon Mar 05, 2012 2:48 pm

ĐỀ BÀI

A làm quen với B trên mạng. Sau vài lần trò chuyện, A ngỏ lời yêu B và hẹn B đi chơi, B nhận lời. Thấy B còn non nớt, chưa va chạm cuộc sống, A nảy sinh ý định hiếp dâm B. Trước khi đến điểm hẹn với B, A chủ động gọi điện cho N, V, Q và rủ ba tên này hiếp dâm B. N, V, Q đồng ý. Bọn chúng thỏa thuận, A sẽ đưa B đến con đường sát cánh đồng trò chuyện. N, V, Q sẽ bất ngờ xuất hiện và cả bốn tên sẽ thực hiện việc hiếp dâm nạn nhân. Thực tế, sự việc đã diễn ra theo đúng như dự tính của A, V, N, Q. Cả 4 tên đều có hành vi dung vũ lực và giao cấu trái ý muốn với nạn nhân (4 tên trong vụ án này đều thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm và là nam giới).

1/ Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự, hãy phân loại tội phạm đối với tội hiếp dâm. Giải thích?

2/ Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm.

3/ Tội hiếp dâm là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất hay cấu thành tội phạm hình thức? Giải thích?

4/ Hành vi hiếp dâm của A, V, N, Q có phải là hành vi đồng phạm không? Giải thích?

5/ Hãy xác định loại người đồng phạm trong vụ án. Giải thích?

6/ Giả thiết rằng A, V, N có hành vi giao cấu trái ý muốn nạn nhân, còn Q có hành vi giữ chân tay B để 3 tên kia giao cấu trái ý muốn với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng A, N, V là người thực hành, còn Q là người giúp sức. Ý kiến anh (chị) thế nào? Giải thích?



BÀI LÀM

1/ VẤN ĐỀ 1: CĂN CỨ VÀO KHOẢN 3 ĐIỀU 8 BỘ LUẬT HÌNH SỰ, HÃY PHÂN LOẠI TỘI PHẠM ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM. GIẢI THÍCH?

Tội phạm, hiểu theo nghĩa khái quát nhất là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trên, nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Do vậy, tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật hình sự, tội phạm đã được phân thành bốn nhóm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Sự phân thành bốn nhóm tội như vậy vừa là biểu hiện cơ bản, vừa là cơ sở thống nhất nhất cho sự phân hóa trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự. Đồng thời là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cụ thể để áp dụng cho từng loại tội phạm xảy ra.

Căn cứ để phân loại tội phạm được thể hiện trong Khoản 3, Điều 8 BLHS năm 1999, là căn cứ phân loại tội phạm dựa vào mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, quy định:

“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hiểm không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt của tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội gây nguy hiểm cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

Như vậy, theo nội dung Khoản 3 Điều 8, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi cả dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý.

Tội hiếp dâm được các nhà làm luật ấn định tại Điều 111 của BLHS, thực tiễn đã thừa nhận tất cả các hành vi hiếp dâm khi xảy ra đều có chung đặc điểm đó là hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân. Tuy nhiên, để thực hiện được hành vi phạm tội trong thực tế rất đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi trường hợp phạm tội khác nhau thì tính chất của hành vi, phương pháp, thủ đoạn, và hậu quả xảy ra cũng rất khác nhau. Do vậy đòi hỏi phải phân loại tội phạm đối với hành vi hiếp dâm để có thể cá thể hóa trách nhiệm hình sự, sự phân biệt và cá thể hóa được chính xác sao cho xét xử đúng người, đúng tội và trách nhiệm hình sự phải phù hợp với hành vi phạm tội mà họ đã gây ra. Để đáp ứng đòi hỏi đó, Điều 111 BLHS đã tiến hành phân loại đối với những hành vi hiếp dâm có tính chất và mức độ khác nhau thường xảy ra trong thực tế và ấn định khung hình phạt cụ thể đối với các hành vi phạm tội có cùng tính chất.

Dựa vào cơ sở đó và khoản 3 Điều 8 BLHS, tội hiếp dâm được phân loại như sau:

1.1/ Hành vi hiếp dâm được quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS thuộc loại tội nghiêm trọng vì có tính nguy hại lớn cho xã hội và có mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng lên đến 7 năm tù.

“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.

1.2/ Hành vi hiếp dâm được quy định tại khoản 2 Điều 111 BLHS thuộc loại tội rất nghiêm trọng vì có tính nguy hại rất lớn cho xã hội và có mức cao nhất của khung hình phạt áp dụng lên đến 15 năm tù.

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

c) Nhiều người hiếp một người;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người;

e) Có tính chất loạn luân;

g) Làm nạn nhân có thai;

h) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

i) Tái phạm nguy hiểm.

1.3/ Phạm tội hiếp dâm được quy định tại khoản 3 Điều 111 BLHS thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng vì có tính nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội và có khung hình phạt tương ứng cao nhất trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì, bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

1.4/ Tại khoản 4 Điều 111 BLHS quy định:

“Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại khoản đó”.

Nhận thấy, đoạn 1 khoản 4 Điều 111 BLHS quy định cho hành hiếp dâm đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có mức hình phạt thấp nhất là năm năm tù và mức cao nhất là mười năm tù, như vậy nếu căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì hành vi hiếp dâm được quy định tại đoạn 1 khoản 4 Điều 111 BLHS thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng vì khoản 3 Điều 8 BLHS quy định: “…tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội và mức cao nhất của kung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù”.

2/ VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM.

a/ Khách thể của của tội phạm.

Cũng giống như các hoạt động khác của con người, hoạt động phạm tội cũng nhằm vào những khách thể cụ thể, tồn tại ngoài ý thức và độc lập với ý thức của chủ thể nhưng không phải là cải biến khách thể mà là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho chính những khách thể đó.

Khách thể của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Theo luật hình sự Việt Nam , những quan hệ được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được xác định tại khoản 1 Điều 8 BLHS, bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội , quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, sở hữu, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân,…

Dựa vào các căn cứ trên nhận thấy khách thể của tội phạm hiếp dâm là quan hệ nhân thân. Hành vi hiếp dâm ở mức độ nào đó đã xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự thậm chí có thể xâm hại đến tính mạng của con người mà khách thể này đã được luật hình sự bảo vệ. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy là vì khi hành vi hiếp dâm được thực hiện, tức là nó đã trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân, thậm chí có thể tước đi tính mạng của nạn nhân, đồng thời thì nhân phẩm, danh dự của nạn nhân cũng bị ảnh hưởng.

b/ Đối tượng tác động của tội phạm hiếp dâm.

Đối tượng tác động của tội phạm được hiểu chính là một bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người, các đối tượng vật chất hay hoạt động bình thường của chủ thể. Sự gây thiệt hại cho khách thể dù ở hình thức cụ thể nào cũng luôn diễn ra trên cơ sở hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng của các đối tượng tác động – các bộ phận cấu thành của quan hệ xã hội.

Trong tội hiếp dâm được quy định tại Điều 111 BLHS thì đối tượng tác động của tội phạm chính là con người. Theo định kiến cho rằng: trong hành vi giao cấu giữa nam và nữ vai trò chủ động và chi phối thuộc về nam giới với cấu tạo sinh học riêng mới có thể thực hiện được hành vi giao cấu với nữ giới mà không cần sự tự nguyện của nữ giới. Về lí luận cũng như thực tiễn, trong một số trường hợp đặc biệt, nữ giới vẫn có thể thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của nam giới. Ví như trường hợp nữ giới lợi dụng đối tượng (nam giới) đang ở trong tình trạng không có khả năng biểu lộ ý muốn đúng đắn (như chịu tác động ở mức độ cao của thuốc kích dục…) và thực hiện hành vi giao cấu với họ. Hành vi này có thể được xem là hành vi giao cấu trái ý muốn của đối tượng (là bản chất của hiếp dâm). Tuy nhiên, dưới góc độ tiếp cận về mức độ phổ biến của hành vi do nam giới và nữ giới thực hiện và yêu cầu xử lí bằng các biện pháp hình sự, thực tiễn xét xử cho thấy những trường hợp nữ giới thực hiện là rất cá biệt hầu như chưa từng xảy ra với nữ giới ở nước ta vốn chịu ảnh hưởng bởi các truyền thống đạo đức và lễ nghi nho giáo. Vì hành vi chỉ ở mức độ cá biệt nên cũng chưa đến mức đặt ra yêu cầu hình sự hóa. Vì vậy, thực tiễn xét xử hình sự từ trước đến nay chỉ thừa nhận nam giới là chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm. Đồng nghĩa với việc khẳng định đối tượng tác động của tội hiếp dâm chỉ có thể là nữ giới.

Áp dụng vào tình huống bài tập đưa ra thì có thể thấy đối tượng của tội phạm tội hiếp dâm trong trường hợp này chính là B, nạn nhân của vụ hiếp dâm do A, V, N, Q thực hiện.

3/ VẤN ĐỀ 3: TỘI HIẾP DÂM CÓ CẤU THÀNH TỘI PHẠM VẬT CHẤT HAY CẤU THÀNH TỘI PHẠM HÌNH THỨC? GIẢI THÍCH?

Để có thể hiểu rõ tội hiếp dâm thuộc loại cấu thành tội phạm nào trong hai loại: cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất thì ta cần hiểu về cả hai loại cấu thành này. Cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức là hai dạng của cấu thành tội phạm khi phân loại cấu thành tội phạm dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan.

- Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

- Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Từ định nghĩa này có thể nhận thấy, tội hiếp dâm thuộc loại cấu thành tội phạm vật chất, vì theo định nghĩa tội hiếp dâm đã được miêu tả trong BLHS tại Điều 111 khoản 1: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ…”. Như vậy tội hiếp dâm chỉ có thể được xác lập khi có hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân đã được thực hiện, tức là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ đã xảy ra hay nói cách khác hậu quả từ hành vi phạm tội đã phát sinh. Hậu quả ở đây có thể là sức khỏe của nạn nhân, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân bị ảnh hưởng, thậm chí có thể là tính mạng của nạn nhân bị đe dọa gây thiệt hại. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hậu quả của hành vi hiếp dâm không thể phát sinh khi hành vi giao cấu chưa được thực hiện và ngược lại, khi hành vi giao cấu trái với ý muốn được thực hiện thì hậu quả cũng phát sinh. Dấu hiệu hành vi và hậu quả trong tội hiếp dâm luôn là các yếu tố đi kèm với nhau, không thể thiếu một trong hai yếu tố đó. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì tội hiếp dâm không thể xác lập. Để có thể thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân thì chủ thể của tội hiếp dâm đã sử dụng các thủ đoạn đó là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc một thủ đoạn khác.

4/ VẤN ĐỀ 4: HÀNH VI HIẾP DÂM CỦA A, V, N, Q CÓ PHẢI LÀ HÀNH VI ĐỒNG PHẠM KHÔNG? GIẢI THÍCH?

Khoản 1 Điều 20 BLHS quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm”.

Theo tình huống bài ra nhận thấy để có thể khẳng định hành vi của A, V, N, Q có phải là đồng phạm hay không ta cần phải xác định rõ các dấu hiệu cấu thành đồng phạm trong trường hợp này.

Những dấu hiệu của đồng phạm bao gồm: những dấu hiệu về mặt khách quan và những dấu hiệu về mặt chủ quan, thiếu một trong hai dấu hiệu này thì không có đồng phạm xảy ra.

a/ Về các dấu hiệu khách quan.

- Theo tình huống đưa ra, A, V, N, Q đều đã thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là cả bốn tên đều có năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, đồng thời A, V, N, Q cũng thỏa mãn điều kiện của chủ thể đặc biệt cho loại tội hiếp dâm( đều là nam giới).

-A, V, N, Q đã cùng thực hiện việc hiếp dâm B, dùng vũ lực để giao cấu trái với ý muốn của B, tất cả những hành vi của A, V, N, Q được thực hiện trong sự thống nhất chung với nhau từ trước.

Như vậy, các dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm trong vụ án này đã đầy đủ.

b/ Về các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan.

Dữ kiện tình huống đưa ra: “A nhận thấy B còn non nớt , chưa va chạm cuộc sống, A nảy sinh ý định hiếp dâm B. Trước khi đến điểm hẹn với B, A chủ động gọi điện cho N, V, Q và rủ ba tên này hiếp dâm B. N, V, Q đồng ý. Bọn chúng thỏa thuận A sẽ đưa B đến con đường sát cánh đồng trò chuyện. N, V, Q sẽ bất ngờ xuất hiện và cả bốn tên sẽ thực hiện hành vi hiếp dâm nạn nhân..”

Như vậy, về lý trí thì cả bốn tên đều biết hành vi hiếp dâm B là nguy hiểm cho xã hội, xâm hại tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, chúng đã cùng nhau lập kế hoạch thực hiện việc hiếp dâm B. Còn về mặt ý chí, A, V, N, Q đã có hành vi rủ rê, lập kế hoạch tức là đã có sự liên kết trong việc thực hiện tội phạm, có nghĩa là cả bốn tên đều mong muốn thực hiện hành vi hiếp dâm B xảy ra. Tất cả các hành vi của A, V, N, Q đều xuất phát từ ý chí của từng người. Đây là các biểu hiện của lỗi cố ý trực tiếp.

Tổng hợp những điều kiện trên cho thấy hành vi của A, V, N, Q là hành vi đồng phạm.

5/ VẤN ĐỀ 5: HÃY XÁC ĐỊNH LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM TRONG VỤ ÁN. GIẢI THÍCH?

Trong đồng phạm, có bốn loại hành vi: hành vi thực hành, hành vi tổ chức thực hiện tội phạm, hành vi xúi giục thực hiện tội phạm và hành vi giúp sức thực hiện tội phạm. Tương ứng với bốn loại hành vi đó thì trong đồng phạm cũng có bốn loại người là: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức.

Khoản 2 Điều 20 quy định:

“Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”.

Từ quy định trên có thể thấy trong tình huống bài đưa ra có hai loại người đồng phạm sau: Người thực hành và người tổ chức.

Người tổ chức trong đồng phạm của tội hiếp dâm này là A, vì A chính là chủ mưu cho vụ hiếp dâm B thể hiện ở hành vi A chủ động gọi điện cho V, N, Q và rủ ba tên này hiếp dâm B. A, V, N trong trường hợp này cũng tham gia thỏa thuận, lập kế hoạch nhưng hành vi của A, V, N chỉ ở thế bị động, tức là ý chí của Q, N, V không tự phát sinh âm mưu hiếp dâm B, mà âm mưu này do A gợi ra cho bọn chúng.

Trong tình huống, cả bốn tên A, V, N, Q đều giữ vai trò là người thực hành, vì theo tình huống đưa ra thì cả bốn tên đều trực tiếp tham gia hiếp dâm B, tức là cả bốn tên đều có hành vi dùng vũ lực và giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân, các hành vi này đã được mô tả trong cấu thành tội phạm. Như vậy vai trò người thực hành trong tình huống đã xác lập cho cả bốn tên A, V, N, Q.

6/ VẤN ĐỀ 6: GIẢ THIẾT RẰNG A, V, N ĐÃ CÓ HÀNH VI GIAO CẤU TRÁI Ý MUỐN NẠN NHÂN, CÒN Q CHỈ CÓ HÀNH VI GIỮ CHÂN TAY B ĐỂ 3 TÊN KIA GIAO CẤU TRÁI Ý MUỐN VỚI NẠN NHÂN. CÓ Ý KIẾN CHO RẰNG: A, N, V, LÀ NGƯỜI THỰC HÀNH, CÒN Q LÀ NGƯỜI GIÚP SỨC. Ý KIẾN CỦA ANH CHỊ THẾ NÀO? GIẢI THÍCH?

Trong tình huống đưa ra, A, V, N đã thực hiện hành giao cấu trái ý muốn nạn nhân, như vậy hành vi của A, V, N đã thỏa mãn các cấu thành tội phạm trong vụ án đồng phạm với tư cách là những người thực hành, đồng thời riêng bản thân A lại giữ thêm vai trò là người tổ chức vì theo tình huống đã đưa ra thì chính A là người đã gợi ra âm mưu của vụ hiếp dâm B cho đồng bọn. Chính vì vậy, trong vụ án này thì A là người giữ hai vai trò vừa là người thực hành và vừa là người tổ chức; còn V, N chỉ là người thực hành. Vấn đề còn lại là xác định hành vi của Q thuộc dạng người nào trong trong đồng phạm này.

Giả thiết cho biết vì Q chỉ giữ chân tay của B, mà không thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn nạn nhân nên đã có ý kiến cho rằng Q chỉ là người giúp sức. Tuy nhiên, theo quan điểm của bản thân tôi, nhận thấy, Q không thể là người giúp sức, mà chính là người thực hành trong vụ án. Quay lại các khái niệm về người thực hành và người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức là hành vi tạo ra các điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc thực hiện tội phạm.

-Hành vi tạo điều kiện về mặt vật chất cho việc thực hiện tội phạm là hành vi cung cấp phương tiện phạm tội như xe, súng, dao,…để người phạm tội thực hiện tội phạm.

-Hành vi tạo điều kiện về mặt tinh thần là sự chỉ dẫn, hứa hẹn trước sẽ che giấu người phạm tội, che giấu các tang vật chứng hoặc sẽ tiêu thụ các vật do phạm tội mà có sau khi thực hiện tội phạm xong, góp ý kiến, tạo tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm. Hành vi giúp sức chỉ giúp người khác vốn đã có ý định phạm tội có thêm điều kiện thuận lợi việc thực hiện tội phạm hoặc yên tâm hơn khi thực hiện tội phạm.

Áp dụng vào tình huống ta thấy, Q hoàn toàn không có dấu hiệu hành vi của người giúp sức, Hành vi giữ chân tay B của Q là hành vi dùng vũ lực trực tiếp thực hiện tội phạm mà ở người giúp sức thì không thể có điều này. Hành vi của Q tuy không thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tội hiếp dâm nhưng trong đồng phạm, là người thực hành thì cũng không đòi hỏi mỗi người phải thực hiện trọn vẹn hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mỗi người đó chỉ thực hiện một phần hành vi đó. Q đã trực tiếp tham gia vào việc hiếp dâm B, nhưng hình thức tham gia của Q vào vụ phạm tội khác với các thành viên khác, đó là Q chỉ giữ chân tay để B không thể chống cự, còn ba tên kia thì thực hiện giao cấu trái ý muốn nạn nhân. Q đã trực tiếp tác động đến cơ thể của nạn nhân, tức là Q cũng là người trực tiếp tham gia việc thực hiện tội phạm, do vậy hành vi của Q đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của người thực hành trong vụ án.



Tài liệu tham khảo:

1/ Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội, năm 2008.

2/ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, phần chung – Đinh Văn Quế.

3/ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập II , bình luận chuyên sâu – Đinh Văn Quế.

4/ Sách chuyên khảo sau Đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (phần chung) – TSKH, PGS Lê Văn Cảm.

5/ Tội phạm và cấu thành tội phạm – Nguyễn Ngọc Hòa, NXB CAND.

6/ Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.

Websites:

www.sinhvienluathn.com

www.tuvan.thuvienphapluat.com
Về Đầu Trang Go down
http://www.bibun.vn/
vuminhthu0311
Thành viên mới
Thành viên mới



Tổng số bài gửi : 12
Join date : 14/04/2012

BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ   BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeSat Apr 28, 2012 5:33 am

bai tra loi kha day du, ban vien dan rat chi tiet, cam on
Về Đầu Trang Go down
tuankim
Thành viên mới
Thành viên mới



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 02/08/2012

BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ   BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitimeThu Aug 02, 2012 1:24 am

hay lam ...hi..thank
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ   BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» bài tập Luật Hình sự 2
» Mẫu bài tập Luật hình sự
» Chế độ sở hữu trong Quốc triều hình luật

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI :: TÀI LIỆU THAM KHẢO :: LUẬT HÌNH SỰ-
Chuyển đến