DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Chào mừng bạn đã đến với diễn đàn của Lớp K7BCQ - Đại học Luật Hà Nội.
Mời bạn đăng nhập vào diễn đàn để có thể:
- Đóng góp thông tin cho diễn đàn ngày càng trở nên bổ ích hơn
- Tải miễn phí các tài liệu - đề cương Luật hoặc các file tiện ích khác.
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Diễn đàn sinh viên Luật K7b CQ Đại học Luật Hà Nội
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
CHÀO MỪNG BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN K7BCQ - RẤT MONG BẠN SẼ ĐÓNG GÓP NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH CHO DIỄN ĐÀN CHUNG
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Similar topics
Latest topics
» TÀI LIỆU LUẬT SO SÁNH
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby Hoàng Nhất Tue Mar 14, 2017 1:35 am

» DIỄN ĐÀN SINH VIÊN LUẬT (NEW)
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby tdung67 Wed Jun 01, 2016 10:13 am

» Chủ diễn đàn đã tốt nghiệp xong trường Luật.
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Sat May 28, 2016 2:20 pm

» Đã kích hoạt thành viên và cài đặt chế độ tự kích hoạt
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Fri Dec 18, 2015 11:32 am

» Tổng hợp hình phạt khi có án treo
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 19, 2015 6:49 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU LUẬT MÔI TRƯỜNG
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby UyUy Wed Dec 03, 2014 3:23 pm

» TỔNG HỢP TÀI LIỆU MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Tue Jun 03, 2014 3:16 pm

» Đề cương Luật hình sự phần tội phạm
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:38 pm

» TỔNG HỢP ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG + vbpl KỲ 4
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby Phan Huyền Wed May 07, 2014 5:31 pm

» KIỂM TRA TÂM LÝ HỌC TƯ PHÁP
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby khanhone Mon Apr 28, 2014 5:26 pm

» Chủ diễn đàn cho tất cả các tài liệu học Luật đã từng có
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby huonglan Thu Apr 03, 2014 3:03 pm

» BÀI TẬP LUẬT SO SÁNH 2
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby Đinh Thị Kim Cúc Sat Feb 22, 2014 11:56 am

» BÀI GIẢNG LUẬT TÀI CHÍNH (Cập nhật sau các ngày học)
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby thanhvnhd Tue Sep 03, 2013 12:24 pm

» Thông tin liên hệ với chủ diễn đàn
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:44 pm

» Đề cương các môn Đại cương
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Fri Jun 14, 2013 4:42 pm

» Tổ chức của Quốc hội theo pháp luật hiện hành
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:29 pm

» Phân tích các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Thu Mar 28, 2013 9:24 pm

» Tập hợp các văn bản của luật quốc tế
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby hahahahn Sat Mar 16, 2013 11:38 am

» BÀI GIÁNG LUẬT LAO ĐỘNG
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Wed Nov 07, 2012 6:23 am

» [Trò chơi]Tên kiếm hiệp và vũ khí bạn sử dụng là gì ?
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby lamhuuan1977 Thu Sep 06, 2012 3:42 pm

» TÀI LIỆU VÀ ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby hoangvandai1992hd Tue Aug 14, 2012 8:53 pm

» Thêm chút đề cương, tài liệu bài giảng của Luật đất đai
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:45 am

» Đề cương và câu hỏi môn Tố tụng hình sự
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby zinco165 Tue Aug 14, 2012 7:44 am

» BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN LUẬT HÌNH SỰ
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby tuankim Thu Aug 02, 2012 1:24 am

» Người tiêu dùng xôn xao về tính năng chữa bệnh của Máy cứu ngải
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Sun Jul 01, 2012 9:36 am

» Mẫu bài tập Luật hình sự
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 8:27 pm

» Tổng hợp các bài giảng
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby vuminhthu0311 Fri Jun 29, 2012 5:43 am

» LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC & PL TG
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby hugo84 Mon Jun 04, 2012 11:40 am

» CÁCH TẢI VỀ TÀI LIỆU TỪ DIỄN ĐÀN
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Tue May 01, 2012 4:54 pm

» tài liệu luật tố tụng dân sự
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Sat Apr 21, 2012 11:17 pm

» Giúp chữa bệnh với Máy cứu ngải
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby aoloptoi Mon Apr 16, 2012 2:29 pm

» Tổng hợp tài liệu thi Luật hình sự
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 5:05 pm

» Ôn tập Luật dân sự
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:41 pm

» So sánh hệ thống Tòa Án Anh và Việt Nam
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:36 pm

» Ngân hàng câu hỏi Luật hành chính
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeby dongvth Mon Mar 05, 2012 3:30 pm

Statistics
Diễn Đàn hiện có 4295 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: ehjustcow

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 650 in 174 subjects

 

 Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho

Go down 
Tác giảThông điệp
dongvth
Admin
Admin
dongvth


Tổng số bài gửi : 233
Join date : 12/01/2010
Age : 38
Đến từ : Hà Nội

Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Empty
Bài gửiTiêu đề: Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho    Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho  Icon_minitimeMon Mar 05, 2012 2:56 pm

Lời mở đầu



Nho giáo do KhổngTử sáng lập, được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc và ảnh hưởng của nó vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Cùng với Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo của Khổng tử đã tác động, chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, luân lý… ). Không phải ngẫu nhiên mà một số nhà khoa học được giải thưởng Nobel đã cho rằng, nhân loại muốn tồn tại được trong thế kỷ XXI, cần phải tìm học triết lý của Khổng tử. Còn học giả William James Durant, trong cuốn “The story of civilisation” đã nhận xét: Càng hiểu biết về Nho giáo và người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử, chúng ta càng ngạc nhiên khi thấy những lời giáo huấn của ông rất ít bị lỗi thời trước những tiến bộ như vũ bão của khoa học và những biến đổi của thời thế.

Thật vậy, cho đến nay nhiều tư tưởng, quan niệm về xã hội, con người, đạo đức, giáo dục… của Khổng giáo vẫn còn giá trị và mang tính thời sự. Vì vậy, việc nghiên cứu và trao đổi về những ảnh hưởng của học thuyết này trong xã hội ta hiện nay là việc làm cần thiết, hữu ích. Những tư tưởng sâu sắc của Khổng tử về thế giới, về xã hội, về con người, đặc biệt là học thuyết “Chính Danh” và đạo đức đã đưa ông lên tầm cao của nhà triết học thông thái, nhà chính trị tài ba và nhà giáo dục nổi tiếng.

Có thể nói, mục đích chủ yếu của Khổng giáo là tu kỷ (đạo đức, luân lý) và nhân trị (chính trị). Chính vì Nho giáo rộng lớn như vậy nên khó có thể tìm hiểu được hết nội dung của nó. Trong phạm vi bài viết này, do thời gian còn hạn chế nên nhóm em chỉ có thể tìm hiểu được một vài điều cơ bản về quan điểm chính trị - pháp lý của đạo Khổng. Để bài viết được hoàn thiện, rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.



Tập thể nhóm 6

NỘI DUNG



I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ

Để có thể hiểu một cách tường tận về các quan điểm chính trị pháp lý cơ bản của Đạo nho trước tiên ta cần hiểu rõ khái niệm “quan điểm chính trị - pháp lý” là gì. Đây không chỉ là vấn đề giải thích ngữ nghĩa của thuật ngữ - vốn rất cần làm sáng tỏ - mà quan trọng hơn là có giải thích được nội hàm của khái niệm trên mới có thể xác định được chính xác phạm vi và nội dung của vấn đề đang đề cập.

Nhìn một cách tổng thể thì quan điểm chính trị - pháp lý được cấu trúc từ hai thành phần là quan điểm về chính trị và quan điểm về pháp lý. Như vậy ta cần hiểu rõ hai khái niệm cơ bản: chính trị và pháp lý.

- Chính trị được hiểu là việc tổ chức và vận dụng quyền lực để giải quyết các quan hệ lợi ích.

Bản thân thuật ngữ chính trị là tiếng Hy Lạp – Po litike, có nghĩa là công việc nhà nước. Lênin cũng đã từng định nghĩa: “Chính trị là sự tham gia công việc nhà nước, phương hướng của nhà nước, xác định hình thức và nội dung hoạt động của nhà nước”.

- Pháp lý theo phương diện trong nội dung bài thì được hiểu là khái niệm biểu đạt “tính pháp luật” của những quy định, hiện tượng, các phạm vi, hoạt động, cơ chế,…trong cả trạng thái tĩnh và cả trạng thái động của pháp luật.

Từ các khái niệm nhỏ lẻ này ta có thể đi đến định nghĩa chung như sau: Quan điểm chính trị - pháp lý là những quan niệm của con người về quyền lực, quyền lực nhà nước và pháp luật, thể hiện cách thức giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa các bộ phận giai cấp, các nhóm xã hội, các quốc gia, dân tộc hình thành do kết quả nhận thức bằng tri giác trong sự tương tác giữa con người với môi trường xã hội tồn tại dưới dạng các học thuyết.



II. QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ CƠ BẢN CỦA ĐẠO NHO

Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí). Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh. Tổng quát lại thì quan điểm chính trị - pháp lý cơ bản của Nho giáo thể hiện ở ba mảng vấn đề, hay ba quan điểm. Đó là Thiên mệnh, Chính danh, Tôn quân quyền. Đây có thể coi là ba thành tố cơ bản cấu thành nên hệ tư tưởng của đạo nho và là cái gốc của đạo nho.



1/ THIÊN MỆNH

Nho giáo đã tin có trời là chúa tể cả vũ trụ thì tất là nhận có cái ý chí rất mạnh để khiến sự biến hóa ở trong thế gian cho hợp lẽ điều hòa. Cái ý chí ấy gọi là thiên mệnh hay đế mệnh. Người xưa dùng chữ “thiên để” chỉ cái ý to lớn cao xa, bao bọc, che chở và dùng chữ “đế” chỉ cái ý làm chúa tể của muôn vật. Nói thiên mệnh hay đế mệnh tức là muốn nói đến cái ý chí của trời.

Nhưng ta phải biết rằng quan niệm của Khổng Tử về trời hay thượng đế không giống như quan niệm của phần nhiều người thường tưởng tượng. Trời hay Thượng đế là một đấng có hình dáng, có tình cảm, có tư dục như người ta. Trời hay Đế chỉ là một cái lý vô hình, rất linh diệu, thần bí, mà khi đã định sự biến động ra thế nào thì dẫu làm sao cũng không cưỡng lại được.

Khổng Tử tin có trời như thế, và có thiên mệnh cho nên Ngài nói rằng: “Bất tri mệnh vô dĩ vi quân tử dã”, có nghĩa là không biết mệnh trời thì không lấy gì làm quân tử. Những công việc ở đời người ta thành hay bại, thế cục thịnh hay suy đều do ở thiên mệnh cả. Cái đạo của Khổng Tử mà thi hành ra được cũng là mệnh trời, mà không thi hành ra được cũng là mệnh trời: “Đạo chi tương hành dã dư, mệnh dã; đạo chi tương phế dã dư, mệnh dã”. Người quân tử cứ an mà làm điều lành điều phải, dẫu có thế nào thì cũng đã có cái mệnh của trời, không oán trời và giận người, cho nên Khổng Tử nói rằng: “Thượng bất oán thiên, hạ bất vưu nhân, cư dị dĩ sĩ ”, nghĩa là mệnh trên không oán trời, dưới không trách người, cứ bình dị mà đợi mệnh.

Tri mệnh, tức là biết vui cho mệnh trời mà sinh hoạt, mà hành vi cho phải đạo, chứ không lập ý riêng, mà cưỡng làm những điều tâm tư của mình. Nhưng chi mệnh là việc rất khó, đến Khổng Tử mà còn phải đến năm mươi tuổi mới biết mệnh trời: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”, huống chi người thường cho là dễ làm sao được. Người ta lúc còn nhỏ tuổi, khí huyết đang hăng, tưởng việc gì cũng làm được. Về sau dần dần có kinh nghiệm bao nhiêu thì mới biết công việc thành hay bại thường không phải tự mình quyết định lấy được, mà còn do trời quyết định.

Người ta ở đời lưu hành trong cái biến hóa của trời đất, giống như đàn cá bơi lội ở giữa dòng nước chảy, tuy lúc nào cũng có cái năng lực vẫy vùng chạy nhảy nhưng vẫn phải trôi theo dòng nước. Dòng nước chảy càng to, càng mạnh bao nhiêu thì sự trôi đi lại càng khó cưỡng lại bấy nhiêu. Sự trôi đi như thế như là thiên mệnh - mệnh trời, không thể cưỡng lại, mặc dù ta có cảm giác như mình tự do, nhưng đó là tự do trong sự phụ thuộc, sự phụ thuộc vào một ý chí lớn lao, mệnh trời. Ta phải hiểu rằng, trong khi ta theo thiên lý mà lưu hành thì bao giờ con người cũng có cái năng lực tự do để tự cường tự kiện, khiến cho cái tâm tính của con người được sáng suốt, mẫn nhuệ để khi nào hành động cũng không làm mất đi cái trung. Vậy trong sự thiên mệnh ấy, có cái sức cố gắng rất cường kiện để hoạt động luôn, chứ không phải như những người tầm thường nhu nhược, cứ đành chịu ép một bề mà đợi số mệnh. Bởi thế nên trong kinh dịch nói rằng: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, có nghĩa là việc hành động của trời rất mạnh, người quân tử phải theo mà tự cường không nghỉ. Nếu người ta hiểu không rõ cái ý nghĩa ấy, rồi cứ vì cái lẽ theo thiên mệnh mà thành ra lười biếng, như thế thì đến ông trời cũng tuyệt diệt đi, không tài bồi cho cái yếu đuối, hèn hạ bao giờ. Sách Trung dung nói: “Thiên chi sinh vật, tất nhân kì tài nhi đốc yên, cố tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi”, nghĩa là trời sinh ra muôn vật, nhân cái tài lực của từng vật mà đôn đốc thêm vào, cho nên vật nào có thể vun đắp được thì vun đắp vào cho tốt lên, vật nào nghiêng lệch thì làm cho đổ nát đi. Theo thiên mệnh thì phải có cái khí cường kiện thì mới theo nổi, không thì thành ra thất bại ngay. Khí cường kiện ở đây là muốn chỉ đến cái ý chí lớn lao, mạnh mẽ, sắt đá của người quân tử. Người nào không có nó thì không thể làm nên việc lớn được.

Về sau tư tưởng thiên mệnh của Khổng tử được các học trò của ông kế thừa, phát triển, xây dựng thành một học thuyết hoàn chỉnh và trở thành một trong các học thuyết làm nền tảng cho hệ tư tưởng đạo nho, thuyết thiên mệnh. Trong đó người có công lớn nhất phải kể đến là Đổng Trọng Thư. Ông viết: “Tôi nghe: Trời là tổ của muôn vật, cho nên che chở bao bọc khắp mọi nơi,…Mùa xuân là mùa sinh muôn vật của trời, mùa hạ là mùa trưởng thành muôn vật của trời…Lệnh trời gọi là mệnh, mệnh không phải là thánh nhân thì không thi hành được; chất phác gọi là tính, tính không phải có giáo hóa thì không nên; nhân dục gọi là tình, tình không phải có chế độ, không tiết chế được. Cho nên đấng vương giả nên cẩn trọng noi ý trời để thuận mệnh…Người chịu mệnh của trời vốn siêu nhiên hơn các loài sinh vật ở đời”. Có thể thấy tư tưởng của Đổng Trọng Thư đã phát triển khá hoàn chỉnh tư tưởng thiên mệnh của Khổng Tử. Sách “Trúc lâm” có đoạn viết: “Thiên chi vi nhân tính mệnh. Sử hành nhân nghĩa nhi tu khả sỉ, phi nhược điểu thú thiên, cẩu vi sinh, cẩu vi lợi nhi dĩ”, nghĩa câu nói đó là trời làm ra cái tính mệnh của người, khiến làm điều nhân nghĩa, mà biết thẹn điều đáng thẹn, không phải như giống chim muông, cẩu thả cầu lấy sống, cẩu thả cầu lợi mà thôi.



2/ CHÍNH DANH

Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Theo Khổng Tử giải thích chính danh tức là làm mọi việc phải cho ngay thẳng, “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ). Khổng Tử cho việc chính trị hay hay dở do ở người cầm quyền. Người cầm quyền biết theo đường ngay chính để sửa đạo nhân thì việc gì cũng thành ra ngay chính cả. Hễ người trên đã ngay chính thì ắt người dưới phải theo mà bắt trước. Vậy nên mới nói: “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng”, có nghĩa là mình ngay chính thì không sai khiến người ta cũng làm, mình không ngay chính tuy có sai khiến cũng không ai theo.

Người trên phải giữ mình cho ngay chính và làm việc gì cũng phải giữ cái danh cho chính. Danh tự đã chính thì việc gì có nghĩa lí việc ấy, những điều tà thuyết không làm mờ tối được chân lý. Danh phận đã định rõ thì người nào có địa vị chính đáng người ấy, trên ra trên, dưới ra dưới, trật tự phân minh. Vua có phận vua, tôi có phận tôi: “Quân sử thần dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung”, nghĩa là vua lấy lễ mà sai khiến bề tôi, còn bề tôi thì lấy trung mà thờ vua.

Là một nhà chính trị, Khổng Tử phản đối việc nhà cầm quyền dùng pháp luật và hình phạt để cai trị dân. Ông cho rằng nguyên nhân làm cho xã hội loạn lạc, dân tình khổ sở là do không “chính danh”, muốn xã hội ổn định và phát triển thì phải giáo hóa đạo đức và thực hiện “chính danh, định phận”. Nhà cầm quyền muốn trị nước, trước hết phải thực hiện “chính danh” , bởi vì “nếu không chính danh thì lời nói sẽ không đúng đắn, lời nói không đúng đắn sẽ dẫn đến việc thi hành sai…Cho nên nhà cầm quyền xưng danh thì đúng với phận, với nghĩa, đã xưng danh đúng với danh, với phận thì phải tùy theo đó mà làm”. (Luận ngữ, Tử lộ, 3).

Về sau thuyết chính danh của Khổng Tử tiếp tục được các môn đồ của ông phát triển thêm nhưng phải đến Tuân Tử thì những tư tưởng chính danh của Khổng Tử mới được lập thành một học thuyết. Cái danh theo Tuân Tử là cái danh đã thông hành trong xã hội, dùng làm pháp lệnh của quốc gia, không ai được thay đổi. Ông nói: “Bậc vương giả chế ra danh. Danh đã định thì sự biện luận có cái thực. Cái đạo chế danh thi hành ra, thì lời nói dễ hiểu, rồi cứ cẩn thận khiến dân theo một đạo ấy, không được lấy dị đoan mà thay đổi…Dân của vương giả không dám mượn tiếng mà làm ra lời nói lạ để loạn cái chính danh, cho nên một lòng theo đạo, theo phép mà kính cẩn ở chỗ theo lệnh vậy. Như thế thì cái tích của vương giả lớn lên, cái công hiệu thành đạt, là cái cực điểm của sự trị. Đó là nhờ có công của sự giữ cái danh cẩn thận. Nay bậc thánh, bậc vương mất, cách giữ danh thì bỏ lười, những lời lạ thì khởi lên, danh với thực loạn cả, cái hình phải trái không rõ, thì dẫu kẻ lại giữ phép, kẻ nho noi theo học cũ, đều loạn cả. Nếu kẻ vương giả lại sinh ra ở đời thì ắt lại theo cái danh cũ và sửa cái danh mới cho chính”. (Chính danh, XXII).

Tuân Tử xét theo cái lẽ tại sao mà có danh, và chia ra làm ba điều: Sở vị hữu danh (bởi sao có danh), Sở duyên hữu đồng dị (bởi duyên cớ gì mà có đồng dị), chế danh chi khu yếu (cái khu yếu để chế danh).

Tuân Tử cho danh có cái tính chất thuộc về xã hội, cho nên chủ đích là cốt phải theo cái phải của ước định, tục thành. Còn việc chính danh thì ông cho là phải dùng thế lực của pháp luật mà bắt người ta phải theo những danh mà xã hội đã thừa nhận. Nhìn chung cái chính danh trong tư tưởng của Tuân Tử, tuy có nhiều điều rất tinh tường, nhưng chỉ vì ông khuynh hướng về mặt dùng thủ đoạn chuyên chế mà ngăn cấm những điều trái với sự công dụng thiển cận, chính vì thế mà ông chủ trương chính sách chuyên chế.

Có thể thấy rất rõ, cái chính danh trong tư tưởng của Tuân Tử đã phát triển lên một tầm cao mới, nó thể hiện ở bản chất thật của vấn đề. Tuân Tử dùng lý trí để suy luận, không như cái danh trong tư tưởng của Khổng Tử chủ yếu dựa vào trực giác mà thành. Tuy nhiên, mỗi cách lại có một ưu thế riêng: lối dùng trực giác, tuy người thường khó hiểu, nhưng khi đã hiểu thì ý nghĩa lại rất sâu xa; còn lối dùng lý chí mà suy luận, tuy kém phần sâu xa, nhưng dễ hiểu và cái phương pháp luận lý lại sang rất rõ. Chính sự đa dạng này đã làm cho nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhiều triều đại phong kiến.



3/ TÔN QUÂN QUYỀN

Khi con người đã quần tụ với nhau sống thành xã hội thì ắt trong lòng xã hội phải nảy sinh các quyền tối cao để có thể quản lý xã hội, điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với nhau trong cái xã hội đó. Xuất phát từ thuyết thiên mệnh, nho giáo đề cao nguyên tắc tôn quân quyền, tức quyền chủ tể cả một nước, nhằm xây dựng củng cố nhà nước tập quyền, với quyền lực vô hạn thuộc về nhà vua. Theo tư tưởng của Nho giáo thì Quân quyền phải để một người giữ cho rõ cái mối thống nhất. Người giữ quân quyền gọi là đế hay vương, ta thường gọi là vua. Vua phải lo việc trị nước, tức là lo sự sinh hoạt, sự dạy dỗ và mở mang cho dân. Tư tưởng tôn quân quyền của nho giáo hoàn toàn có thể đáp ứng được hệ tư tưởng của các triều đại phong kiến. Trong quan điểm của Nho giáo, nói đến nước là nói đến vua, nước là của vua. Ngôi vua bao giờ cũng được đề cao, và trong việc giáo dục thần dân thì đức tính trung với vua bao giờ cũng được coi trọng nhất. Tư tưởng tôn quân có những hạn chế nhất định vì nó dẫn con người tới chỗ mù quáng, phụng sự vô điều kiện đối với giai cấp thống trị. Nhưng xét ở khía cạnh khác, nó cũng có những yếu tố tích cực. Nếu một ông vua có tư tưởng tiến bộ theo xu thế phát triển của lịch sử thì cũng có tác động thúc đẩy xã hội phát triển và khi ấy lợi ích vương tộc phù hợp với lợi ích dân tộc. Từ tư tưởng tôn quân, nho giáo đã đưa ra một đường lối chính trị nhân nghĩa trong đó đề cập tới đạo làm vua, quan hệ giữa vua và dân, quan điểm về dùng người,…

Phân tích mối quan hệ giữa vua và dân, đó là hai mặt đối lập trong một thể thống nhất: vua không có dân thì không thể tồn tại được. Hầu hết các vị vua quan tâm tới dân không phải vì lợi ích của dân mà trước hết đều là vì quyền lợi của chính mình. Muốn cho dân không nổi dậy, để giữ ngôi vua được lâu dài trước hết vua phải lấy đạo đức dẫn đạo cho dân, tức là vua phải noi theo lễ để làm gương cho kẻ dưới. Nho giáo xây dựng xã hội theo mô hình gia đình, nên xem xét con người từ cách cư xử trrong gia đình để suy ra cách cư xử với xã hội. Đạo làm vua là làm nên mực thước để dân bắt chước. Vua là đại diện cho thế lực của trời, được ví là con trời, được trời cử xuống để thay trời cai trị muôn dân. Vì thế những lời huấn thị của vua giống như lời huấn thị của trời. Điều này cho thấy tư tưởng thiên mệnh đã phần nào làm suy giảm ý chí đấu tranh của nhân dân, bởi dù có đấu tranh cũng không mang lại điều gì tốt đẹp, vì tất cả đã được trời quyết định, an bài sẵn rồi.

Về phương thức cai trị nho giáo chủ trương dùng đức trị, lấy việc tu nhân, giáo hóa nhân bằng lễ, nhạc là chủ yếu, hình phạt chỉ là bổ trợ. Trong thời đại của Khổng Tử, mà theo ông lễ nhạc hư hỏng, thiên hạ vô đạo, xã hội loạn li, nên phải khôi phục lễ để thiên hạ hữu đạo, xã hội thái bình. Đó là một trật tự chặt chẽ, một quan hệ giữa người với người ổn định mới được xem là cái phúc tuyệt đối của xã hội. Bất cứ sự phá vỡ nào đối với chúng đều được quan niệm là đối lập với bản thân cái cơ sở của tồn tại vũ trụ, là trái với mệnh trời. Quan niệm như vậy rất có lợi cho giai cấp thống trị vì nó xây dựng trật tự xã hội hiện tồn là khả năng duy nhất, bất cứ sự đi lệch nào khỏi khả năng đó đều là phi tự nhiên, tất nhiên sẽ bị đào thải. Ở trong nhà, con phải hiếu đễ với cha mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với vua. Hai chữ trung quân không nên hiểu một cách đơn giản như người ta vẫn thường hiểu là chỉ trung với một người làm đế, làm vương, mà phải hiểu theo nghĩa rộng là trung với cái quân quyền trong nước. Theo nghĩa đó thì cứ ở vào thời đại nào, hai chữ trung quân vẫn có nghĩa chính đáng. Có lòng trung ấy thì dân mới yên, nước mới trị, miễn là quân quyền không trái với lòng dân là được.

Quân quyền là cái cao quý, linh thiêng, có quan hệ tới vận mệnh của một xã hội, một dân tộc, nếu không phải là bởi cái mệnh trời giao cho, thì tất là bởi cái bọn xấu xa của xã hội cướp lấy. Vậy muốn cho chính cái danh hiệu của người giữ quân quyền, thì Nho giáo mới cho là quân quyền là do mệnh trời quyết định, và ai giữ được quân quyền thì tức là người đó giữ được thiên hạ.

Mệnh trời không phải là cứ cho ai thì cho mãi, mà người giữ quân quyền, ai làm điều lành, hợp lòng trời thì được còn ai làm điều ác, trái với lẽ trời thì mất. Ông trời không thân riêng ai, chỉ có đức là trời giúp. Vậy người làm đế, làm vương tuy rằng có uy quyền rất to lớn, thế lực rất mạnh, nhưng cũng không được lợi dụng uy quyền ấy và thế lực ấy mà làm điều tàn bạo.

III/ KẾT LUẬN.

Trong học thuyết Nho giáo của Khổng tử, các khái niệm “chính danh, định phận”, “tôn quân”, “thiên mệnh” có nội dung rất phong phú và luôn thâm nhập, tác động, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng luôn cố gắng giải đáp những vấn đề thực tiễn lịch sử – xã hội đặt ra. Tuy nhiên, trong xã hội loạn lạc, “vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên”, chiến tranh triền miên… thì “nhân trị” (“đức trị”) cũng bộc lộ những hạn chế của mình. Điều này không làm giảm đi giá trị của Khổng giáo. Học giả Will Durant nhận xét rằng, Khổng tử chỉ thành công khi ông đã qua đời, nhưng sự thành công ấy thật là trọn vẹn, một dân tộc luôn tự hào về nền văn hiến của mình đã coi ông như một vị thánh sư, đúng là một hiện tượng ly kỳ cổ kim chưa từng có.

Một số học giả Trung Quốc cho rằng, trong đạo Khổng có cái gì cố chấp, nghiêm khắc trái với những xung đột tự nhiên của con người. Tuy nhiên, không nên chê trách Khổng tử về tất cả những hạn chế nói trên, bởi không ai lại đòi hỏi một triết gia phải suy xét và giải quyết tất cả mọi việc trong hàng thế kỷ. Khi nghiên cứu Khổng giáo, Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Trong học thuyết của Khổng tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học. Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của đời trước để lại”. Nghị quyết Trung ương II (Khoá VIII) của Đảng đã nhấn mạnh: “Bước vào thời kỳ đổi mới, chúng ta cần phải nêu cao tinh thần độc lập tự chủ… chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ chính là nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống Nhân, Trí, Dũng, nhân lên gấp bội sức mạnh của cả dân tộc trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá…”.





TÀI LIỆU THAM KHẢO







· Đức trị và pháp trị trong nho giáo.

· Một số vấn đề về nho giáo Việt Nam –NXB Chính trị quốc gia năm 1998 – GS. Phan Đại Doãn

· Tìm hiểu tư tưởng chính trị nho giáo từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh – NXB Chính trị quốc gia, năm 2002

· Nho Giáo – Trần Trọng Kim

· Mạnh Tử - linh hồn của nhà nho - NXB Đồng Nai

· Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam

· Lịch sử các học thuyết chính trị pháp lý Việt Nam - TS. Lê Quốc Hùng

· Lịch Sử các học thuyết chính trị - pháp lý - NXB TP.HCM

· Lịch sử văn minh thế giới.

Về Đầu Trang Go down
http://www.bibun.vn/
 
Quan điểm chính trị pháp lý của Đạo Nho
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐIỂM THI TƯ TƯỞNG HCM, Luật TM, Thủ tục hải quan, QHKTQT (chưa có 2 điểm kia)
» Tổng điểm thi 4 kỳ và điểm thi kỳ 4
» Kiem tra Luat Tai chinh bai 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN K7BCQ - ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI :: TÀI LIỆU THAM KHẢO :: LUẬT HÀNH CHÍNH-
Chuyển đến